Chưa gì mà đã bước vào hè rồi, mùa nắng nóng kết hợp với kì nghỉ dài của các bé khiến cho nhu cầu sử dụng thiết bị gia dụng tăng cao. Việc sử dụng các thiết bị điện liên tục với cường độ cao dễ khiến cho các thiết bị mau đi xuống, hao điện và dễ cháy nổ. Vì vậy đừng bỏ qua những lưu ý và mẹo vặt dưới đây về 1 số thiết bị phổ biến mà mọi gia đình đều có để sử dụng an toàn, tiết kiệm và phòng chống cháy nổ.
Một số thiết bị điện gia dụng, bao gồm các thiết bị phổ biến nhất sau đây: Nồi cơm điện, quạt điện, ấm nước điện, bếp hồng ngoại, bếp từ, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, lò vi sóng ,máy sấy tóc, máy xay sinh tố, bàn là…
Nói một cách dễ hiểu thì thiết bị gia dụng là những đồ vật dùng cho sinh hoạt, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.
- Máy lạnh
Nhiều người thường có thói quen luôn bật điều hòa ở mức thấp nhất để phòng được làm mát nhanh hơn nhưng thực tế cách sử dụng này hoàn toàn không đúng. Vì đối với dòng máy điều hòa có inverter tiết kiệm điện phổ biến hiện này phải chạy hết công suất để hoạt động đạt tới nhiệt độ mà bạn mong muốn. Từ đó dẫn đến làm điện năng tiêu thụ rất lớn, ngoài ra khiến cho máy lạnh bị hao mòn theo thời gian.
Đối với máy lạnh, các bạn nên để chế độ làm mát từ 26 độ C trở lên, vì cứ tăng 1 độ C là đã tiết kiệm được 10% điện năng tiêu thụ. Vệ sinh, bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên sẽ tiết kiệm thêm 5-7% điện năng tiêu thụ, đồng thời làm kéo dài tuổi thọ của máy điều hòa.
Ngoài ra trong trường hợp không sử dụng máy lạnh trong thời gian dài hãy ngắt 100% điện của máy, hoặc hãy đóng kín cửa khi điều hòa đang hoạt động.
- Tủ lạnh
Đối với tủ lạnh, nên sử dụng tủ thường xuyên, không nên rút nguồn điện, tắt tủ lạnh trong khoảng thời gian ngắn rồi lại sử dụng tiếp, vì điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Nhiệt độ tối ưu dành cho ngăn đá là -18 độ C và ngăn mát là 5 độ C. Người sử dụng nên dùng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh với buồng giữ lạnh, vì theo quy tắc về nhiệt độ, độ làm lạnh giảm xuống mỗi 1 độ đồng nghĩa với điện năng được tiêu thụ tăng thêm 6%. Ngoài ra, bạn cần hạnh chế mở cửa tủ lạnh liên tục hoặc mở cửa quá lâu.
Bạn cần vệ sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Tiến hành lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít khao, không thất thoát hơi lạnh nhiều để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện tốt hơn.
- Lò vi sóng
Nếu bạn có ý định sắm cho gia đình một chiếc lò vi sóng thì ngoài các tiêu chí về dung tích, giá cả…bạn cần quan tâm đến công suất hoạt động của lò. Một số loại lò vi song kiểu mới ngày nay thường kết hợp thêm chức năng nướng nên có công suất sử dụng cao từ 800 – 1200W, cao nhất là 2000W. Vì vậy bạn cần chọn đúng loại công suất phù hợp nhằm giảm bớt hóa đơn tiền điện mỗi tháng cho gia đình.
Trong lò, sóng điện từ phân bố không đều nên có chỗ nóng nhiều và nóng ít, đặc biệt thực phẩm đặt giữa lò thì sẽ lâu chin hơn xung quanh. Vì vậy bạn cần xếp thực phẩm trong lò theo vòng tròn, thực phẩm lớn và nhiều thì cho ra ngoài. Nhiệt sẽ phân tán làm thực phẩm chín đều, giúp tiết kiệm điện năng cho lò vi sóng.
Ngoài ra lò vi song nên được đặt cách tường ít nhất 10cm, cách các vật dụng xung quanh ít nhất 40cm và tuyệt đối không để gần bếp gas và các thiết bị điện khác.
- Bàn ủi
Sau khi cắm dây diện bàn ủi vào ổ cắm, đèn báo nguồn sẽ sáng lên. Trước tiên, đặt lại nhiệt độ phù hợp bằng cách xoay núm chọn. Khi đèn tắt, bàn ủi đã sẵn sàng mới sử dụng. Đối với bàn ủi hơi nước, hãy sử dụng nguồn nước tinh khiết hoặc nước đun sôi để nguội.
Sau mỗi lần sử dụng nên tắt chế độ phun nước và điều chỉnh công suất về mức 0. Đặt bàn ủi ở một nơi cách xa tầm tay trẻ em và đợi cho nguội hẳn rồi mới mang đi cất.
Ngoài ra, khi ủi đồ, không nên tăng nhiệt độ đột ngột mà nên ủi từng loại đã phân ra theo thứ tự từ quần áo ủi ở nhiệt độ thấp đến nhiệt độ cao để tránh làm giảm tuổi thọ của sản phẩm và tiết kiệm điện năng. Ngoài ra không ủi quần áo khi đang ướt, nếu không cần thiết, hãy để quần áo khô hẳn rồi lấy vào ủi. Sử dụng bàn ủi khi quần áo đang ướt sẽ hao phí phần điện năng làm bốc hơi nước. Đặc biệt không tắt bật nhiều lần và luôn lau sạch bề mặt bàn ủi để hiệu quả truyền nhiệt tốt nhất, giúp quần áo nhanh phẳng và hao tốn điện ít hơn.
- Nồi cơm điện
Sau khi cơ chín, nồi cơm điện thường tự động chuyển sang chế độ giữ ấm với nhiệt lượng thấp hơn nhưng nồi vẫn đang tiêu tốn điện nặng, thời gian giữ ấm càng lâu, điện hao phí càng lớn. Vì thế nên nấu cơm trước giờ ăn khoảng 30-45 phút sẽ giúp tiết kiệm điện hơn.
Thường xuyên vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện và một mẹo hay dành cho các chị em phụ nữ là hãy ngâm gạo trước khi nấu. Để nấu cơm chin nhanh, giảm hao phí điện năng hiệu quả, bạn nên ngâm gạo trước khi nấu với nước ấm hoặc nóng thì sẽ giúp tiết kiệm điện hơn.
- Bếp gas
Khi nấu ăn bằng bếp gas, không nên dùng lửa quá lớn hoặc quá nhỏ mà phải điều chỉnh lửa sao cho phù hợp với đáy nồi đang sử dụng. Trong trường hợp đáy nồi quá nhỏ mà bạn điều chỉnh lửa lớn thì sẽ gây hao phí gas và ngược lại. Bên cạnh đó, việc lựa chọn kích thước nồi, chảo phù hợp với lượng thức ăn cần nấu cũng rất quan trọng, giúp tránh tình trạng tốn gas, tiết kiệm thời gian khi nấu nướng. Và sau khi sử dụng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bằng khăn mềm và tránh làm rơi thức ăn xuống đầu đốt làm lửa bếp gas bị đỏ dẫn tới hao gas.
Vệ sinh xong không còn nhu cầu sử dụng thì nên tắt bếp, khóa gas cẩn thận để tránh bị xì gas, tiêu hao năng lượng và dễ gây cháy nổ.
Trên đây là vài mẹo để giúp kéo dài tuổi thọ cho đồ gia dụng nhà bạn và tránh hao phí điện năng, giảm bớt tiền điện hàng tháng của gia đình.