Tại sao chúng ta phải bảo mật điện thoại thông minh?
Không thể phủ nhận rằng ngày nay điện thoại di động như là toàn bộ cuộc sống của chúng ta, là vật bất ly thân đi đâu cũng phải mang theo bên người. Nó vừa là đồng hồ báo thức, là thiết bị giữ liên lạc với xã hội xung quanh, là nơi giúp bạn liên kết Wifi để giải trí, thư giãn hoặc lưu trữ những thông tin cá nhân.
Bởi vì chính điện thoại là nơi lưu trữ quá nhiều tập tin, hình ảnh cũng như thông tin cá nhân của chúng ta, nên vì vậy chúng phải càng được bảo vệ, bảo mật an toàn phòng trường hợp bị trộm cắp hoặc xâm nhập dữ liệu.
Việc giữ an toàn cho dữ liệu điện thoại thông minh có thể được so sánh với việc khóa cửa nhà trước- đó là ưu tiên hàng đầu của bạn để giữ an toàn.
Hãy luôn bảo đảm rằng điện thoại của bạn luôn khóa màn hình của mình cũng giống như muốn vào nhà bạn phải mở được cửa rào, việc khóa màn hình sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa thiết bị cá nhân của bạn tránh người khác xâm nhập.
Các chức năng bảo mật cơ bản
Các chức năng bảo mật cơ bản bao gồm: Bảo mật bằng mật mã, Bảo mật khuôn mặt, bảo mật bằng hình vẽ, bảo mật vân tay,..
Bảo mật bằng hình vẽ
Bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt
Bảo mật bằng kháo vân tay
Để kích hoạt chức năng bảo mật cơ bản:
Trên điện thoại Android: Cài đặt (Settings) ---> Màn hình khoá hoặc Bảo mật (Lockscreen hoặc Security)---> Kiểu khoá (Lock Type) ---> Chọn kiểu khoá.
Trên điện thoại iPhone: Cài đặt (Settings) ---> Mã bảo mật (Passcode) ---> Mở mã bảo mật (Turn passcode On) ---> Chọn kiểu mã.
Trên điện thoại Windows phone: Cài đặt (Settings) ---> Màn hình khoá (Lockscreen) ---> Mật khẩu (PIN lock) ---> Bật.
Bạn cũng nên thay đổi mã bảo vệ thường xuyên. Cài đặt mật khẩu an toàn cho các tài khoản trực tuyến như mạng xã hội Facebook, Zalo, ví điện tử hay tài khoản ngân hàng liên kết đề phòng trường hợp điện thoại bị đánh cắp.
Đừng lo lắng, hiện nay trên thị trường có nhiều ứng dụng cho phép bạn theo dõi điện thoại của mình và xem nó đang ở đâu. Nếu như thiết bị của bạn biến mất, bạn vẫn có thể xóa dữ liệu từ xa, ít nhất dữ liệu của bạn sẽ không rơi vào tay kẻ trộm
Ngoài ra, nếu như ai đó trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết muốn sử dụng điện thoại của bạn mà bạn vẫn muốn giữ các dữ liệu của mình an toàn nhất có thể, hãy ghim màn hình. Bằng cách này, con bạn có thể chơi điện thoại của bạn nhưng không thể sử dụng các ứng dụng mà bạn không cho phép.
Làm sao biết có ai đó truy cập điện thoại của bạn từ xa
1 số dấu hiệu cho thấy ai đó đã truy cập trái phép vào điện thoại của bạn:
- Các ứng dụng không xác định đang chạy ngầm
- Điện thoại của bạn có thời gian tắt màn hình tăng lên và nói chung là chậm hơn.
- Tăng nhiệt độ thiết bị
- Thời lượng pin giảm
- Tiếng ồn hoặc giọng nói trong cuộc gọi
- Có thông báo hoặc cửa sổ bật lên không thể giải thích được.
9 mẹo giúp bạn bảo mật điện thoại thông minh
1.Thay đổi cài đặt bảo mật trên điện thoại
Một số thiết lập mặc định trên điện thoại có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư của bạn, chẳng hạn như việc phân tích và chia sẻ dữ liệu cho các bên thứ ba để cải thiện trải nghiệm sử dụng.
Bạn có thể thay đổi quyền riêng tư mặc định này trên thiết bị iOS bằng vài thao tác đơn giản. Vào Settings (cài đặt), chọn Privacy (Quyền riêng tư), bạn có thể giới hạn hoặc từ chối quảng cáo cá nhân hóa, tắt tính năng phân tích và gửi dữ liệu về máy chủ của nhà sản xuất.
Tương tự với các thiết bị Android, người dùng có thể tìm thấy các tùy chọn liên quan đến quyền riêng tư trong phần Settings (Cài đặt).
2.Thiết lập Policy cho điện thoại thông minh
Hãy tự thiết lập Privacy có độ bảo mật cao khi ai đó truy cập vào thiết bị của bạn hoặc bạn có thể cài đặt phần mềm chống virus và malware trên điện thoại, yêu cầu thông báo ngay lập tức tới các thiết bị khác của bạn đã cài đặt trước đó (Laptop hoặc điện thoại cá nhân khác) khi điện thoại bạn bị trộm mất hoặc thất lạc ở đâu đó.
3. Cân nhắc sử dụng trình duyệt an toàn
Có rất nhiều trình duyệt Web ngày nay cho người dùng thoái mái lựa chọn như Cốc Cốc, FireFox, Google Chrome,…Tuy nhiên tùy vào nhu cầu và sở thích mà người dùng ưu tiên sử dụng trình duyệt đó, chẳng hạn như Google Chrome là một trong những trình duyệt được nhiều người sử dụng nhất hiện nay vì tốc độ nhanh, đơn giản và kho tiện ích mở rộng phong phú.
Ngoài ra, có những trình duyệt khác cung cấp chế độ duyệt Web riêng tư tốt hơn như FireFox. Tính năng Tracking prevention trên FireFox có khả năng tự động ngăn chặn quảng cáo và các trình theo dõi, thu thập thông tin cá nhân khi bạn duyệt Web.
Bên cạnh đó cũng có một số trình duyệt khác có chức năng tương tự như Microsoft Edge, Brave và Safari.
4. Lưu trữ mật khẩu bằng phần mềm quản lý chuyên dụng
Khi công nghệ ngày càng phát triển, người dùng ngày nay không cần phải tự nhớ tên đăng nhập hoặc mật khẩu, thậm chí là note lại để ghi nhớ. Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu để lưu trữ toàn bộ thông tin đăng nhập trên Web.
Một số phần mềm quả lý mật khẩu tốt nhất hiện nay có thể kể đến như LastPass, Dashlane và Bitwarden.
5. Coi tất cả điện thoại thông minh là thiết bị điểm cuối không được kiểm soát
Trong trường hợp không may điện thoại của bạn bị đánh cắp hoặc ai đó mượn, việc không được bảo mật kĩ càng sẽ khiến dự liễu dễ dàng bị xâm nhập và đánh cắp. Đặc biệt khả năng nhận dàng người dùng của điện thoại thông minh dễ dàng bị hack hoặc chia sẻ không hợp pháp.
Hãy sử dụng công nghệ nhân dạng thiết bị thông qua thông tin số serial, điều này giúp chủ nhân điện thoại có thể liên kết điện thoại thông minh với một người dùng cụ thể nào đó. Điều này giúp cho người dùng có thể vô hiệu hóa thiết bị từ xa và xóa toàn bộ dữ liệu quan trọng.
7. Đừng để quên điện thoại
Hãy nhớ rằng điện thoại là vật bất ly thân, đừng quăng lung tung khi ở nơi công cộng hoặc hãy kiểm tra thật kĩ xem điện thoại có đang trong túi xách, túi quần khi bạn tính rời đi hay chưa?
Tuy đây là việc nghe đơn giản nhưng vẫn rất nhiều người mắc phải sai sót cơ bản này.
8. Sử dụng Trend Smart Surfing ngăn chặn các loại Trojan, virus và malware
Đôi lúc chúng ta vô tình nhấp vào đường link, hoặc quảng cáo từ hộp thư hoặc trang web lạ mà không đề phòng tới, điều này khiến ta vô tình trở thành mục đích của tin tặc, là nạn nhân của những cuộc tấn công, lừa đảo tinh vi.
Hãy đề phòng trường hợp này bằng việc cân nhắn sử dụng chương trình từ phía các hãng third party.
Nếu điện thoại bạn đang sử dụng hệ điều hành Android, Black Berry hoặc Windows Phone 7 thì nên dùng Lookout: ứng dụng quét toàn bộ điện thoại để tìm Malware và spyware, kiếm tra những ứng dụng download về máy.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều khoản khi cài đặt chương trình từ bên thứ 3, như phải chia sẻ thông tin cá nhân, vị trí địa lý hiện tại, địa chỉ email và số điện thoại,….Để chắc chắn, hãy lên mạng tìm hiểu về phần mềm bạn định tải hoặc là tham khảo điểm xếp hạng, bình luận đóng góp bởi những người dùng trước đó để có những quyết định đúng đắn.
9. Không tùy tiện kết nối với bất kỳ mạng nào
Wifi dường như trở nên thành phần thiết yếu trong cuộc sống khi sử dụng điện thoại thông minh. Chúng ta dường như không thể sống mà thiếu các mạng Wifi được. Tuy nhiên, bạn nên phải cẩn thận về các mạng Wifi công cộng để đề phòng dữ liệu bị đánh cắp.
HomeCare Điện Quang vừa chia sẻ với bạn các bảo mật điện thoại an toàn, không sợ bị virus hoặc người lạ xâm nhập. Bảo toàn cho dữ liệu cá nhân của mình. Bạn có thể tham khảo làm theo nhé!